Tính đến nay, chỉ 801,500 cổ phần Công ty mẹ Tổng Công ty Sông Đà được đăng ký mua, tương đương chỉ 0.3% lượng chào bán.
nguồn : http://vietnambiz.vn/ipo-song-da-them-mot-bom-xit-voi-chua-day-04-co-phan-ban-thanh-cong-41240.html
Cụ thể, Tổng Công ty đưa ra đấu giá 219,678,000 cổ phần (tương đương 48.82% vốn điều lệ) nhưng chỉ có 801,500 cổ phần được đăng ký mua bởi 229 nhà đầu tư cá nhân, tương đương chỉ 0.3% lượng chào bán. Với con số vô cùng khiêm tốn trên, so với "bom xịt" trước đó BecamexIDC thì Tổng Công ty Sông Đà còn "ế" hơn gấp nhiều lần!
Theo phương án cổ phần hóa, sau khi hoàn tất đợt IPO thì Nhà nước dự kiến nắm giữ 229.5 triệu cổ phần, tương đương 51% vốn điều lệ; 822,000 cổ phần (tương đương 0.18% vốn điều lệ) được bán cho cán bộ công nhân viên và 219.68 triệu cổ phần, tương đương 48.82% vốn điều lệ sẽ được bán đấu giá công khai cho nhà đầu tư.
Được biết, lộ trình nắm giữ cổ phần của Nhà nước sẽ chiếm 51% vốn Tổng Công ty đến hết năm 2019; năm 2020 bán tiếp phần vốn còn nắm giữ tại doanh nghiệp này xuống dưới 50% vốn điều lệ.
Giá khởi điểm Tổng Công ty đưa ra trước đó 11,000 đồng/cp. Sau cổ phần hóa, Công ty mẹ - Tổng Công ty Sông Đà có vốn điều lệ dự kiến là 4,500 tỷ đồng.
Hệ số nợ "khủng"
Là một đơn vị lớn với tổng tài sản công ty mẹ đạt 15,050 tỷ đồng, tính đến thời điểm 30/06/2017; tuy nhiên hệ số nợ Tổng Công ty lại rất "khủng".
Là một đơn vị lớn với tổng tài sản công ty mẹ đạt 15,050 tỷ đồng, tính đến thời điểm 30/06/2017; tuy nhiên hệ số nợ Tổng Công ty lại rất khủng.
Cụ thể, tại thời điểm cuối tháng 6/2017, hệ số nợ phải trả/vốn điều lệ của Tổng Công ty lên tới 6.6 lần; trong đó tổng vốn vay và nợ thuê tài chính lên đến là 6,845.5 tỷ đồng, chiếm 55% tổng nợ phải trả. Không chỉ năm 2016, nhiều năm liền trước đó (giai đoạn 2013-2016), hệ số này cũng luôn dao động quanh mức 13-15 lần.